GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

TÊN HOẠT ĐỘNG: Làm quen chữ cái
TÊN ĐỀ TÀI: Làm quen chữ cái  i, t, c.
CHỦ ĐỀ LỚN: Nghề nghiệp.
CHỦ ĐỀ NHỎ: Nghề sản xuất.
THỜI GIAN DẠY: 08 / 11/2012
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1/ Kiến thức: (CS 91)
– Dạy trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái i, t, c.
– Trẻ nhận ra các chữ cái i, t, c trong các tiếng, từ chọn vẹn, thể hiện chủ đề nghề sản xuất.
 – Trẻ biết chơi và hứng thú chơi trò chơi với các chữ cái, nhằm củng cố và phát triển âm cho trẻ.
2/ Kĩ năng:
– Rèn luyện kỹ năng nhận biết và phát âm đúng chữ cái i, t, c.
–  Rèn kỹ năng so sánh phân biệt sự giống và khác nhau giứa các chữ cái i,t,c
–  Rèn và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
– Nhanh nhẹn khi chơi trò chơi chuyển quả.
– Biết  sử dụng máy tính khi học trình chiếu, chơi trò chơi kidmats
3/ Thái độ:
– Trẻ hứng thú hoạt động, yêu quý bác nông dân và các nghề trong xã hội.
4/ Kết quả; 95% trẻ học tốt.  
II/ CHUẨN BỊ:
– Chữ cái trẻ ghép cho từng trẻ.
– Bài trình chiếu có hình ảnh kèm từ có chữ cái i,t,c.
 – 40 quả có gắn các chữ cái  i, t, c và các chữ cái khác,
– Đĩa nhạc có bài hát “Hạt gạo làng ta”, trồng cây.
– Bài thơ “bác nông dân”.
– Hình thức tổ chức tiết học.
– 1 máy tính chơi trò chơi kidmats
 
III/ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1.HĐ1: Gây hứng thú (2').
    Cô xin chào các bé đến với  giờ vui học chữ  cái  với chủ đề “nghề sản xuất” ngày hôm nay.  
Hôm nay chúng mình rất vinh dự chào đón các cô giáo trong ban giám hiệu nhà trương cùng các cô giáo tổ trưởng chuyên môn ở các khối  đề nghị chúng ta nhiêt liệt chào đón các cô.
Ngay bây giờ cùng chào đón một vị khách  mời
Đọc câu thơ về nghê nông dân:
Mẹ tôi làm nông dân 
Lao động rất chuyên cần
 Trồng vườn rau củ quả
Để mang tặng chúng mình
Mời các bạn cùng chơi.
– Muốn biết mẹ con bạn Dũng trồng vườn quả vất vả như thế nào chúng mình cùng nhìn lên màn hình nào.
(Hình ảnh mẹ bạn Dũng đang chăm sóc vườn cây)
2.HĐ2: Làm quen chữ cái i,t,c (20')
Cô đưa hình ảnh cô bác nông dân đang tưới cây.
– Dưới hình ảnh có từ    ( tưới cây)
– Cả lớp đọc từ. (Tưới cây)
– Các bé hãy nhìn xem trong từ “tưới cây” có bao nhiêu chữ cái hợp thành? Cô đưa số 7 hiện ra.
– Bây giờ các bé cùng lấy rổ, bảng mỗi bạn ghép những thẻ chữ dời thành từ “tưới cây” giống như từ ở dưới hình ảnh nhé!
– Cô mời 1 trẻ lên ghép trên slide.
– Cô bao quát và kiểm tra trẻ xem trẻ nào ghép nhanh, ghép đúng.
– Các bé đã ghép xong chưa nào?
– Các bé cùng nhìn xem trong từ “Tưới cây” có thanh gì?
– Cô cho CL phát âm thanh sắc.
– Bây giờ các bé chú ý tìm nhanh những chữ cái đã học và giơ lên cùng phát âm nhé!
–  1 bạn lên tìm trên máy chiếu.
– Cô hỏi  CL còn lại chữ cái gì nữa  ? chữ  y giờ sau cô và các con cùng  tìm hiểu đặc điểm chữ cái kĩ hơn nhé!
– Chúng mình nhìn xem còn chữ cái gì trên màn hình nào?
– Chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm của từng chữ  cái nhé!
– Cô đưa 1 đoạn video cách viết chữ i trên slide cho cả lớp quan sát.(Chiếc bút viết từ trái sang phải
– Cô đưa chữ i viết thường. Cô hỏi trẻ chữ i viết thường có cấu tạo như thế nào?
– Cô khái quát lại đặc điểm chữ i Cô đưa tiếp chữ i in thường, i in hoa hiện lên màn hình.
– Cô cho trẻ so sánh khác nhau, giống nhau chữ i viết thường, i in thường, i in hoa.
+ Khác nhau: Cách viết
+ Giống nhau: Cách phát âm
( Cô khái quát lại đặc điểm giống và khác nhau của chữ cái i viết thường nét chữ mềm mại hơn, nho hơn còn chữ i in hoa và i viết hoa nét chữ đậm hơn, to hơn…….. 
– Cô  phát âm mẫu
– Cô cho Cl Phát âm.
– Cô cho tổ, cá nhân phát âm (Cô sửa sai cho trẻ)
– Cô cho trẻ chơi TC chữ gì biến mất:( i viết thường, i in thường, i in hoa) Cô dùng chuột nhấn vào chữ nào thì chữ đó biến mất yêu cầu trẻ phải phát âm được chữ cái vừa biến mất.
*Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của chữ t: Cô đưa 1 đoạ video cách viết chữ t trên slide cho cả lớp quan sát.(Chiếc bút viết từ trái sang phải theo chièu mũi tên)
– Cô đưa tiếp chữ t viết thường. Cô hỏi trẻ chữ t viết thường có cấu tạo như thế nào?
– Cô khái quát lại đặc điểm chữ t.
Cô đưa chữ t in thường, t in hoa hiện lên màn hình.
– Cô cho trẻ so sánh khác nhau, giống nhau chữ t viết thường, t in thường, t in hoa.
+ Khác nhau: Cách viết
+ Giống nhau: Cách phát âm
*Cô khái quát lại đặc điểm giống và khác nhau của chữ cái t viết thường nét chữ mềm mại hơn, nho hơn còn chữ t in thường t in hoa nét chữ đậm hơn to hơn, cứng hơn…
– Cô  phát âm mẫu
– Cô cho Cl Phát âm.
– Cô cho tổ, cá nhân phát âm (Cô sửa sai cho trẻ)
– Cô cho trẻ chơi TC chữ gì biến mất:( t viết thường, t in thường, t in hoa) Cô dùng chuột nhấn vào chữ nào thì chữ đó biến mất yêu cầu trẻ phải phát âm được chữ cái vừa biến mất.
*Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của chữ C: Cô đưa 1 đoạ video cách viết chữ c trên slide cho cả lớp quan sát.(Chiếc bút viết từ trái sang phải theo chiều mũi tên)
– Cô đưa chữ c viết thường. Cô hỏi trẻ chữ c viết thường có cấu tạo như thế nào?
– Cô khái quát lại đặc điểm chữ c.
Cô đưa tiếp chữ c in thường, c in hoa hiện lên màn hình.
– Cô cho trẻ so sánh khác nhau, giống nhau chữ c viết thường, c in thường, c in hoa.
+ Khác nhau: Cách viết
+ Giống nhau: Cách phát âm
*Cô khái quát lại đặc điểm giống và khác nhau của chữ cái c viết thường nét chữ mềm mại hơn, nho hơn còn chữ c in hoa và c viết hoa nét chữ đậm hơn, to hơn…….
– Cô  phát âm mẫu
– Cô cho Cl Phát âm.
– Cô cho tổ, cá nhân phát âm (Cô sửa sai cho trẻ)
– Cô cho trẻ chơi TC chữ gì biến mất:( c viết thường, c in thường, c in hoa) Cô dùng chuột nhấn vào chữ nào thì chữ đó biến mất yêu cầu trẻ phải phát âm được chữ cái vừa biến mất.
* So sánh: i, t:
Cô đưa chữ  viết thường hiện lên màn hình cho trẻ so sánh.
+ Khác nhau: Cách viết, cách phát âm, chữ t có 1 nét ngang ngắn còn chữ t không có nét ngang ngắn có 1 chấm tròn ở phía trên.
+ Giống nhau: Chữ t và chữ i đều có 1 nét xiên trái, 1 nét móc ngược.
3. HĐ 3: Trò Chơi củng cố:
*Trò chơi 1: Hái quả:  Các con ạ! các bác nông dân rất là vất vả để lao động để sản xuất ra thóc gạo cho chúng ta ăn, không những thế các bác còn trồng rau củ quả nữa đấy, ôi cây táo nhà các bác đã chín rồi hôm nay chúng ta cùng giúp bác thu hoạch táo nhé!  
– Cách chơi – luật chơi: Trên máy chiếu cô đã chuẩn bị 1 cây quả có rất nhiều quả chín chúng mình sẽ giúp bác nông dân hái những quả chín cho vào giỏ sau mỗi quả táo chúng mình hái là những chứ cái, yêu cầu các bé phát âm nhanh, đúng chữ cái đó.
– Cô tổ chức cho trẻ chơi.
*Trò chơi 2: Chuyển quả về kho
– Cô CB quả có chữ cái i, t, c và các chữ cái khác..
– 3 độitrưởng lên bốc thăm chữ cái mình sẽ chuyển.
– Cô phổ biến luật chơi, cách chơi. Trên đây cô đã chuẩn bị 3 rổ đựng quả có chữ cái i, t, c và các chữ cái khác, chuẩn bị 3 rổ đựng quả yêu cầu  3 đội thi đua mỗi đội lên hái 1 chữ cái theo thăm mà đội mình vừa bốc được, mỗi bạn lên bật qua mương chuyển 1 quả bỏ vào rổ của đội mình có chứa chữ cái mà đội mình bốc thăm sau đó đi về cuối hàng bạn khác sẽ lên chuyển  tiếp thời gian được tính bằng 1 bản nhạc.
– Hết thời cho 3 đội trưởng lên kiểm tra chéo KQ của 3 đội.
– Cô kiểm tra và công bố kết quả cho 3 đội.
– Thưởng quà cho 3 đội.
*Trò chơi 3: kidsmart: Giờ học hôm nay các bé không chỉ khám phá vào những chữ cái thôi đâu mà các bé còn được tham gia vào các trò chơi thật hấp dẫn nữa đấy. nào mời các bé cùng vào trò chơi với chữ cái trong máy Kidsmart.
– Cô phổ biến luật chơi, cách chơi…..
GD: Trẻ nhẹ nhàng khi sử dụng đồ điện
– Cô tổ chức cho 3 đội chơi, trẻ vào
máy Kidsmart chọn hình ảnh ứng với chữ cái, phát âm theo hiệu lệnh của máy.
– Cô nhận xét 2 đội chơi.
KT: BH  ” Hạt gạo làng ta”
 
 
 
 
 
 
– Cả lớp vỗ tay
-1 trẻđi vào
Trẻ chú ý nghe
 
 
 
– Cả lớp đứng dạy chơi trò chơi “Gieo hạt”
 
– Cả lớp quan sát hình ảnh.
 
 
– CL đọc từ “Tưới cây”
 
– Cl đếm .
 
– Mỗi trẻ 1 rổ chữ cái để ghép từ.
– 1 trẻ ghép trên slide
 
 
– rồi ạ!
 
– 1 trẻ thanh sắc ạ!
 
– Trẻ tìm chữ cái đã học và giơ lên, chữ ư,ơ,â.
 
– Chữ y, i, t, c
– Cả lớp vâng ạ!
 
– CL chữ i, t, c
 
 
 
– Cả lớp quan sát hình ảnh bút  viết trên slide.
 
– 2 trẻ: Có 1 nét xiên trái, 1 nét móc ngược và 1 nét cấm tròn phía trên.
 
 
 
1 – 2 trẻ so sánh khác nhau, giống nhau của chữ i viết thường, i in thường, i in hoa.
 
 
 
– Cả lớp phát âm ( 3 lần)
– 2 tổ phát âm.
– 10 cá nhân phát âm.
 
 
– Cl phát âm theo yêu cầu của cô.
 
– Cả lớp quan sát hình ảnh bút  viết trên slide.
 
– 2 trẻ: Có 1 nét xiên trái, 1 nét móc ngược và 1 nét ngang ngắn ở phía trên.
 
1 – 2 trẻ so sánh khác nhau, giống nhau của chữ t viết thường, t in thường, t in hoa.
 
– Cả lớp phát âm ( 3 lần)
– 2 tổ phát âm.
– Cá nhân phát âm.
 
 
– CL phát âm chữ cái theo yêu cầu của cô.
 
 
– Cả lớp quan sát hình ảnh bút  viết trên slide.
 
 
– 2 trẻ: Có 1 nét cong trái
 
 
 
 
 
 
– 1 – 2 trẻ so sánh khác nhau, giống nhau của chữ c viết thường, c in thường, c in hoa.
 
 
 
 
 
–  Cả lớp phát âm ( 3 lần)
– 2 tổ phát âm.
– Cá nhân phát âm.
– CL phát âm theo yeu cầu của cô.
 
 
 
– 2 – 3 trẻ so sánh.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– Trẻ chú ý.
– Trẻ cùng chơi trò chơi phát âm nhanh chữ cái( i, t, c) theo yêu cầu của cô.
 
 
 
 
 
 
 
– Trẻ chú ý nghe cô phổ biến   luật chơi, cách chơi..
 
 
– 3 đội thi đua chuyển quả về kho.
 
– 3 đội trưởng lên kiểm tra chéo kết quả của 3 đội.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– Trẻ vào máy và thực hiện theo yêu cầu của máy.
 
 
 
 
– Cả lớp hát và đi ra ngoài
BH  “Hạt gạo làng ta”

 


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *